THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN PHÚ GIÁO CƠ HỘI VÀ TIỀM NĂNG

Nổi bật với tâm điểm giao thương kinh tế giữa TP.HCM – BÌNH DƯƠNG – BÌNH PHƯỚC – ĐỒNG NAI và các Tỉnh TÂY NGUYÊN, huyện Phú Giáo được xem là “ MIỀN ĐẤT HỨA ” dành cho những nhà đầu tư Bất Động Sản nắm bắt cơ hội, đón đầu sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của huyện Phú Giáo trong thời gian tới.

Được xem là “ Thủ Phủ Công Nghiệp ” miền Nam – Việt Nam, Bình Dương luôn được khách hàng đầu tư Bất Động Sản quan tâm. Trong những năm gần đây, khi khách hàng có nhu cầu đầu tư đất nền, Bình Dương luôn là điểm đến nổi bật. Đặc biệt khu vực phía Bắc tỉnh , bao gồm huyện Phú Giáo, TX.Bến Cát, TX.Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên được quan tâm mạnh mẽ nhất. Vậy lý do là gì ? Tại đây quỹ đất còn nhiều, giá đất rẻ, hạ tầng hiện đại, với việc kinh tế và xã hội đang trên đà tăng trưởng nên dễ dàng đạt tỷ suất lợi nhuận cao nhất khi đầu tư.

Nổi bật nhất, huyện Phú Giáo đang là thị trường Bất Động Sản thu hút sự quan tâm bởi lợi thế về vị trí, hạ tầng giao thông, khả năng phát triển đa ngành như công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ …

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ĐẮC ĐỊA – CẦU NỐI GIAO THƯƠNG

Phú Giáo là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Dương, cách TP. HCM khoảng 70km, là cầu nối giao thương quan trọng kết nối Bình Dương với Đồng Nai, Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên... Cụ thể, phía Đông giáp huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), phía Tây giáp huyện Bến Cát (Bình Dương), phía Nam giáp huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) và phía Bắc giáp huyện Đồng Phú (Bình Phước).

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Phú Giáo lên đến 543km2, đứng thứ 2 toàn tỉnh (chỉ sau huyện Dầu Tiếng); được chia thành 11 đơn vị hành chính gồm: thị trấn Phước Vĩnh (huyện lỵ) và 10 xã: An Bình, An Linh, An Long, An Thái, Phước Hòa, Phước Sang, Tam Lập, Tân Hiệp, Tân Long, Vĩnh Hòa. Đến cuối năm 2023 huyện Phú Giáo sẽ có 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới và công nhận huyện nông thôn mới nâng cao vào 2025.

Dân số của huyện Phú Giáo khoảng 90.825 người (năm 2019). Dự báo đến năm 2030 là 160.000 người, đến năm 2040 là 244.000 người.

2. GIAO THÔNG THUẬN LỢI – KẾT NỐI KINH TẾ

Phú Giáo sở hữu 789 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài khoảng 1.000km, được trải nhựa hoặc bê tông hóa. Trong đó, tuyến giao thông chính xuyên suốt là ĐT 741 (Quốc lộ 14 cũ) liên kết với nhiều trục đường huyết mạch của Bình Dương như Quốc lộ 13, đại lộ Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn, Vành đai 4 TP. HCM..., kết nối trung tâm Thành phố mới Bình Dương, TP. Thuận An, TP. Dĩ An, TP. HCM, Bình Phước... Từ đó tạo thuận lợi cho sự phát triển chung của Phú Giáo, trong đó có thị trường bất động sản.

ĐT 741 Đoạn giao với Đại Lộ Bàu Bàng - Mỹ Phước Tân Vạn

Một tuyến đường trọng điểm nữa của Phú Giáo là tuyến ĐH516 từ xã Tân Long đi An Long, dài 10,8 km, bắt đầu được nâng cấp từ giữa tháng 8/2019. Sắp tới, huyện sẽ đẩy mạnh nghiên cứu quy hoạch, đầu tư tuyến đường phía tây huyện, cầu Tam Lập 2, các tuyến đường kết nối với trục ĐT741, các trục đường chính trên địa bàn huyện, đường kết nối vào khu căn cứ hậu cần, kỹ thuật của tỉnh để gắn phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh…

Lễ khởi công dự án nâng cấp đường ĐH 516

Mới đây, ngày 5/10/2021, UBND 3 huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo và Bàu Bàng đã tổ chức lễ khởi công xây dựng 2 dự án thuộc tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, đó là đoạn từ Tam Lập đến Bàu Bàng dài gần 17,8km và đoạn từ Tân Long đến Lai Uyên dài gần 8,7km.
Theo quy hoạch, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng bắt đầu tại ngã 3 Tân Thành, đường DT746 (cách UBND xã Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên khoảng 100m) và kết thúc tại thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng; liên kết trực tiếp với các tuyến DH502, DT746, DT741, DT750... Tổng chiều dài toàn tuyến là 48,128km; quy mô 6 làn xe; tổng mức đầu tư toàn dự án gần 3.807 tỷ đồng, chia thành 4 dự án và giao cho UBND các huyện có tuyến đi qua làm chủ đầu tư.
Dự án là tuyến giao thông quan trọng kết nối các huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Bàu Bàng và kết nối huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước), tạo thuận lợi lưu thông và giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, hứa hẹn sẽ tạo động lực lớn thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bất động sản Phú Giáo trong thời gian tới.

Lễ khởi công đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng

Bên cạnh đó, Phú Giáo còn được hưởng lợi từ nhiều dự án giao thông quốc gia trọng điểm sẽ được triển khai trong giai đoạn tới như: Cao Tốc TP.HCM – Thù Dầu Một – Chơn Thành, Vành đai 3 TP. HCM, đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh...

Trung tâm hành chính Huyện Phú Giáo

3. KINH TẾ ĐANG TRÊN ĐÀ PHÁT TRIỂN – CƠ HỘI VÀ TIỀM NĂNG

Phú Giáo có cơ cấu kinh tế 3 phần, gồm nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Thời gian gần đây, cơ cấu này đang dần chuyển dịch theo hướng lấy công nghiệp làm trọng điểm; đẩy mạnh thương mại dịch vụ, đặc biệt là du lịch; chú trọng ứng dụng công nghệ trong phát triển nông nghiệp.

Cơ sở hạ tầng Huyện Phú Giáo

Về tình hình phát triển công nghiệp, Phú Giáo đang nỗ lực phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng của tỉnh Bình Dương ở khu vực phía Bắc. Đến năm 2020, huyện Phú Giáo đã trình UBND tỉnh phê duyệt 5 cụm công nghiệp với tổng diện tích 307,84 ha gồm: cụm Tam Lập 1 (68,24 ha) đã đưa vào vận hành nhà máy sản xuất lốp ôtô công suất 900.000 lốp/năm; cụm Tam Lập 2 (52 ha) và cụm Phước Hòa (66,62 ha) đã có chủ trương đầu tư, hiện tại đang hoàn tất các thủ tục để triển khai; các cụm còn lại là Tam Lập 3 (70,31 ha) và Tam Lập 4 (50,66 ha) đã hoàn tất thủ tục xin điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch để thu hút đầu tư.
Huyện cũng đã đưa vào quy hoạch Khu công nghiệp Vĩnh Lập có quy mô 500 ha, dự kiến sẽ sớm triển khai sau năm 2020. Đáng chú ý nhất, đầu quý 3/2020, UBND huyện Phú Giáo cùng với Tổng Công ty Becamex IDC và Công ty liên doanh Khu công nghiệp VSIP đã có buổi họp bàn và đi đến thống nhất các phương án liên quan đến quy hoạch, bồi thường... dự án khu công nghiệp VSIP 4, không chỉ tạo sức bật cho nền kinh tế mà còn tạo "cú hích" lớn đối với thị trường bất động sản.

Phú Giáo đang dần chuyển mình lấy công nghiệp làm trọng điểm

Bên cạnh đó, Phú Giáo còn tiếp giáp với khu công nghiệp Tân Bình rộng 352,5 ha thuộc địa bàn huyện Bắc Tân Uyên. Xung quanh là khu công nghiệp Mỹ Phước, khu công nghiệp Bàu Bàng, khu công nghiệp VSIP2, khu công nghiệp VSIP3...

Những năm gần đây, nhiều trang trại, hộ gia đình tại Phú Giáo đã bắt đầu ứng dụng công nghệ - kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, sạch và an toàn theo quy mô lớn; mang lại hiệu quả kinh tế khả quan và từng bước góp phần nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng ổn định.

Bên cạnh đó, chăn nuôi theo quy mô trang trại tập trung trên địa bàn huyện đã và đang phát triển mạnh, đặc biệt là hình thức chăn nuôi gia công cho các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán theo hộ gia đình trong huyện cũng đang dần chuyển sang chăn nuôi với quy mô trang trại tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

Phú Giáo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp

Song song với nông nghiệp và công nghiệp, Phú Giáo còn tận dụng những lợi thế sẵn có để phát triển ngành du lịch. Một số địa điểm du lịch tiềm năng của huyện như: Suối Rạt và suối bà Mụ, xã An Bình; di tích cầu gãy sông Bé (cầu gãy Phước Hòa), nằm trên địa bàn xã Vĩnh Hòa và Phước Hòa; Thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên, xã Tam Lập; dinh tỉnh Trưởng Phước Thành (nay là Nhà truyền thống huyện); chùa Bửu Phước, xã Phước Hòa... Trong đó di tích Nhà truyền thống huyện, chùa Bửu Phước và cầu gãy sông Bé được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Di tích cầu gãy Sông Bé ở Huyện Phú Giáo

Trong năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan. Các chỉ tiêu về nông nghiệp, công nghiệp, doanh thu dịch vụ đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Theo báo cáo, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 10 tháng năm 2021 ước thực hiện hơn 5.000 tỷ đồng; giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 4.618 tỷ đồng, tăng 9,42% so cùng kỳ, đạt 97,71% so với kế hoạch năm 2021; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 8.517 tỷ đồng, tăng 16,93% so cùng kỳ, đạt 97,43 % kế hoạch năm; có thành tích chống dịch tốt, giữ vững "vùng xanh" tại phía Bắc Bình Dương...

Một góc trung tâm hành chính dịch vụ - Huyện Phú Giáo
Chợ Phước Vĩnh - Huyện Phú Giáo
Một góc trung tâm hành chính dịch vụ - Huyện Phú Giáo
Trường trung học phổ thông Phước Vĩnh - Huyện Phú Giáo

Như vậy, với những ưu điểm trên, Phú Giáo thật sự là "miền đất hứa" dành cho những khách hàng mong muốn đạt được biên độ lợi nhuận cao khi đầu tư bất động sản. Kinh tế tăng trưởng, hạ tầng đồng bộ sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư cả trong và ngoài nước, từ đó đời sống người dân địa phương được nâng cao, lực lượng lao động nhập cư cũng đến sinh sống và làm việc đông hơn, kéo theo nhu cầu về chỗ ở tăng mạnh, tạo tiền đề cho sự nở rộ của các khu dân cư, khu đô thị. 
Theo bảng giá đất huyện Phú Giáo năm 2020, mặt bằng chung đã tăng hơn 20% so với năm 2019. Một số khu vực gần trung tâm hành chính và lân cận khu quy hoạch dự án mới, giá tăng từ 22 - 25%. Các chuyên gia cho rằng, địa phương này đang trên đà tăng trưởng, kết hợp với tiềm lực về phát triển công nghiệp - nông nghiệp - du lịch nên trong tương lai, giá đất chắc chắn sẽ tiếp tục tăng mạnh.